Hướng dẫn cách chọn và bố trí bàn học cho trẻ

Hướng dẫn cách chọn và bố trí bàn học cho trẻ: 

Lựa chọn và bài trí bàn học cho con là một việc làm vô cùng quan trọng đối với tất cả các bậc cha mẹ. Bàn ghế không phù hợp sẽ dẫn tới các chứng ngực lép, vẹo cột sống, gù lưng, cận thị… Để giúp con có được một góc làm việc khoa học, hợp phong thủy, dưới đây là những điều các bậc cha mẹ cần lưu ý.

Lựa chọn bàn ghế kích thước “chuẩn”

Tư thế của con người có ảnh hưởng nhiều đến hoạt động các cơ quan trong cơ thể.. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh nếu chiều cao ghế ngồi không phù hợp với kích thước cơ thể thì năng lượng sẽ phải tốn hơn 22%, còn ngồi ở tư thế bị gập quá mức thì tiêu phí đến 46%.

Vì vậy điều quan trọng trước tiên khi chọn bàn ghế cho con ngồi học, bạn cần căn cứ vào chiều cao của trẻ. Bên cạnh đó, cần căn cứ vào giới tính, sở thích của con, chọn bàn học gỗ hay sắt thì cũng phải đảm bảo độ an toàn với sức khỏe, thiết kế của sản phẩm phù hợp với độ tuổi của bé.

Lựa chọn bàn ghế kích thước “chuẩn”

Theo các nhà nghiên cứu, tư thế ngồi học tốt nhất được đánh giá thông qua những chỉ số sau: Góc cúi của đầu so với phương thẳng đứng là 25 độ, góc giữa đầu và thân là 35 độ, góc giữa thân và đường thẳng đứng là 10 độ, góc khuỷu tay là 90 độ, góc thân đùi là 115 độ…

Tuy nhiên, trong thực tế, bạn khó sử dụng những thông số đó khi mua sắm bàn ghế học sinh cho con em. Vì vậy, các nhà nghiên cứu cũng đã đưa ra công thức giúp xác định kích thước bàn ghế phù hợp cho từng lứa tuổi, đó là căn cứ vào chiều cao của trẻ. Theo công thức này, một bộ bàn ghế có kích thước phù hợp là chiều cao ghế ngồi bằng 0,27 chiều cao học sinh; chiều cao bàn học bằng 0,46 chiều cao học sinh.

Lựa chọn bàn ghế kích thước “chuẩn”

Còn theo hướng dẫn của Bộ Y tế, tiêu chuẩn bàn ghế đúng quy cách là:

  • Bàn, ghế phải rời nhau, không dính liền bàn với ghế, ghế phải có thành tựa lưng.

  • Kích thước bàn ghế phải phù hợp với tầm vóc học sinh. Thành tựa ghế hơi ngả về sau một góc 5/100 so với đường thẳng đứng; chiều rộng ghế bằng 2/4- 2/3 dài đùi. Chiều ngang tối thiểu của bàn cho một chỗ ngồi là 0,4 – 0,5m.

  • Lớp lá: Ghế cao 30 cm, bàn cao 50 cm (cỡ 2).

  • Tiểu học: Ghế cao 33 cm, bàn cao 55 cm (cỡ 3); hoặc ghế cao 38 cm, bàn cao 61 cm (cỡ 4).

  • Trung học cơ sở: Cỡ 4; hoặc ghế cao 44 cm, bàn cao 64cm (cỡ 5).

  • Khoảng cách từ bàn đầu tới bảng là 1,7 – 2 m. Bàn cuối cách bảng không quá 8m.

Để tiết kiệm chi phí, cha mẹ có thể mua các loại bàn, ghế có thể căn chỉnh được chiều cao, phù hợp với nhiều vóc dáng trẻ, đồng thời sử dụng được lâu dài. Bố mẹ tham khảo bài viết: Chiều cao bàn ghế học sinh theo Bộ y tế.

Bài trí góc học tập theo phong thủy

Cha mẹ nào cũng mong con cái có được nhiều tiến bộ trong học tập, do đó bài trí góc học tập thế nào ắt hẳn sẽ là điều họ quan tâm. Một góc học tập không chỉ gọn gàng, khoa học mà còn đúng phong thủy chắc chắn sẽ mang lại may mắn cho con bạn trên con đường học hành.

Vị trí đặt bàn học:

Bàn học nên đặt đối diện hướng Đông Bắc, hướng của sự khôn ngoan và học giỏi. Cần lưu ý không bố trí bàn học giữa cửa ra vào và cửa sổ hoặc quay lưng ra hai vị trí này bởi có thể sẽ gây cảm giác không có điểm tựa dẫn đến sự cô lập, thiếu tỉnh táo, dễ mắc sai lầm, học tập kém. Đồng thời không được đặt bàn phía dưới xà ngang vì khi xà ngang đè đầu sẽ khiến cho người ngồi học bên dưới thường xuyên mệt mỏi, đau đầu, không tập trung vào việc học.

Tránh để đèn chùm hoặc điều hòa chiếu thẳng vào vị trí trẻ ngồi học, điều này sẽ khiến trẻ mất tập trung khi học bài. Nếu góc học tập chỉ có thể bổ trí một góc phòng thì nên treo thêm chiếc chuông gió để hấp thụ sinh khí của đất trời, xua đi âm khí.

Bàn học đối diện hướng Đông Bắc

Bàn học đối diện hướng Đông Bắc.

Màu sắc bàn học:

Nên lựa chọn cho phòng học của trẻ những gam màu sáng mang đến cho không gian sự tươi mới, kích thích sự sáng tạo và ham học hỏi. Tuy nhiên cần tránh những gam màu thuộc hành Hỏa bởi hành Hỏa sẽ làm ức chế làm trẻ mất tập trung khiến việc học tập trở nên sa sút.

Những vật dụng bài trí trên bàn:

Có thể đặt bản đồ thế giới hoặc quả địa cầu ở hướng Bắc, Đông Bắc hoặc phía Tây căn phòng, sẽ kích thích tư duy để con trẻ nhìn cuộc sống rộng mở hơn. Trong nhà, tại cung học thức (thuộc khu vực Đông Bắc, hành Thổ) cha mẹ nên trưng bày những đồ vật tương hợp với hành Thổ như đồ làm bằng sứ, đất sét hoặc thạch cao và thắp sáng bằng ánh sáng vàng bởi đèn tượng trưng cho trí tuệ, cho con đường học vấn.

Trên bàn học cũng có thể để những vật cát tường tăng sinh khí, giúp con bạn mạnh khỏe, minh mẫn, học tập tốt hơn như cột thủy tinh, cầu thạch anh, tháp Văn Xương… có lợi cho học hành, nâng cao trình độ.

Tránh những “góc nhọn”: Góc nhọn trong phong thủy mang những mối đe dọa nguy hiểm cho con người.

  • Giá sách, kệ sách… của con bạn không nên thiết kế hình nhọn, tam giác có ảnh hưởng xấu tới người bị góc nhọn chĩa vào.

  • Không treo tranh ảnh có hình mũi tên hay vật thể nhọn dễ gây ức chế, và tâm lý không thoải mái.

  • Nếu góc học tập chỉ có thể bố trí ở góc căn phòng thì khắc phục bằng cách treo một chiếc chuông gió để hấp thụ sinh khí trời đất, xua đi sự tích tụ của âm khí.

Cuối cùng hãy dạy con bạn cách bài trí sách vở gọn gàng nhất có thể, bởi vì nếu bừa bộn sẽ khiến nộ khí phát tiết, nóng giận sẽ ảnh hưởng tới tinh thần học tập.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

You may use these HTML tags and attributes:

<a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>